Đáp lại bài thơ của cô giáo THPT Chuyên Hà Tĩnh
Trong thời gian xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ven biển miền Trung, trên mạng xã hội lan truyền bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam trường PTTH chuyên Hà Tĩnh .
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...”
Chúng ta có thể hiểu một phần bài thơ là những nỗi khắc khoải của một cô giáo, một người con của miền Trung cát trắng, đang đau đáu về thiên tai cứ đe dọa cuộc sống con người nơi đây. Song trước âm mưu của các đối tượng cơ hội, từng vần, điệu trong bài thơ lại bị biến tấu đi rất nhiều, để người đọc hiểu sai ý nghĩa của tác giả, chỉ là một người con đang đau cho chính quê hương mình. Và có lẽ bài thơ sẽ không gây xôn xao mạng xã hội nếu như nó không rơi vào tay bè lũ Việt Tân khi mà câu chuyện, những vấn đề xung quanh vụ biểu tình, kích động mang danh nghĩa “bảo vệ môi trường” của chúng vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Những lời thơ, những tiếng lòng từ nguồn cảm xúc của một cô giáo dạy văn đem vào thơ ca chính là con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim của độc giả - những con người Việt Nam sục sôi lòng yêu nước nồng nàn - và tất nhiên, bọn “rận chủ” đã không bỏ lỡ cơ hội đó. Thay vì những “lời kêu gọi”, những lời lẽ kích động dài cả trang văn thì chúng “đánh cắp” bài thơ và copy, paste lên trang fanpage phản động của chúng, biến nó thành thứ vũ khí, công cụ để xúi giục, lôi kéo dân ta đứng lên biểu tình chống phá. Thủ đoạn của chúng không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn tổ chức cả những cuộc thi phổ nhạc cho bài thơ trên với những “giải thưởng” vô cùng hấp dẫn và những bằng chứng nhận mà theo chúng: “như là một đánh dấu về hành trình vì quê hương Việt Nam, vì cộng đồng mình đang sống”.
Chúng luôn lợi dụng cơ hội mỗi khi tình hình trong nước có bất cứ biến động gì, với kim chỉ nam hành động là: “Vận nước lại đang trải qua cơn sóng gió. Chúng ta sẽ không dừng lại ở nỗi xót xa hay buồn giận, mà còn phải ngồi lại với nhau, rồi phải bắt tay vào việc, chung lòng, chung sức, chung tiếng nói để tìm được phương kế cứu vãn, để kịp thời chữa lành và HỒI SINH…”. Chúng muốn "hồi sinh", chúng luôn chờ đợi, chờ đợi để lật đổ chế độ, lật đổ chính quyền và vẽ ra một viễn cảnh thật đẹp trước mắt những “trái tim lầm lỡ để trên đầu”, “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”, chúng ta cũng tin vào một ngày không xa, bóng đêm trên quê hương thân yêu của chúng ta sẽ bị xé tan và đẩy lùi, nhường chỗ cho tình yêu và niềm vui” (Sài Gòn Báo). Hãy thật sự tỉnh táo trước sự cám dỗ của bè lũ bán nước!
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh” |
Từ góc nhìn của một độc giả, ta không thể phủ nhận những cảm xúc thiển cận trong suy nghĩ của một cô giáo - một người đang nuôi mầm những thế hệ trẻ tương lai. Cô dường như đã lãng quên đi những năm tháng lịch sự hào hùng, cô đã quên những chặng đường dựng nước và giữ nước, chặng đường phát triển đi lên, từ một nước nô lệ đói nghèo, bị dày xéo dưới gót thực dân, đế quốc trở thành một quốc gia đang phát triển và hội nhập toàn cầu. Liệu có phải cô đã quên?
“Nếu đất nước bốn ngàn năm không lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền.
Em đã quên những bài ca bất tử
Cha ông ta đã bao lần chiến quân Nguyên
Em đã quên máu trào ĐIỆN BIÊN PHỦ
Để VIỆT NAM trên thế giới gọi tên.
Em đã quên triệu người trong lòng đất
Để hôm nay Tổ quốc ngẩng cao đầu
Em đã quên bao linh hồn bất tử
Đang vật vờ đâu đó giữa biển sâu”
Ở bất kì xã hội nào, bất kì một chế độ nào cũng có mặt tốt, mặt xấu, mặt ưu, mặt nhược. Và đó là hai mặt trong sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn). Chúng ta nhìn điều chưa tốt để đóng góp ý kiến, để thay đổi, để xây dựng và hoàn thiện hơn; chúng ta nhìn điều tốt đẹp chúng ta đã làm được để phát huy để nỗ lực hơn nữa. Hãy cứ tin tưởng, phải có cái nhìn thấu đáo hơn nữa để ta có thể hi vọng vào một tương lai tốt hơn đẹp hơn. Đừng vì một quan điểm chủ quan thiển cận cá nhân mà lại bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Đứng trên tư cách là một người Việt trẻ, đứng trên tư cách là một giáo viên - những người cha người mẹ thứ hai của thế hệ học trò, những người đang hằng ngày hằng giờ dạy những đứa trẻ tình yêu thương và lẽ sống làm người, bạn hãy thật sự thận trọng hơn và chín chắn hơn nữa trong suy nghĩ của mình. Hãy nhìn ra xa hơn hay thậm chí là nhìn Tổ quốc rộng hơn ra một chút, bạn sẽ thấy rằng ngoài kia còn rất nhiều bạn trẻ nói riêng, những người dân Việt nói chung đang cùng nhau chung tay bảo vệ đất nước thân yêu bằng những hành động rất thiết thực thay vì dùng lời nói suông.
Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” được các đối tượng phản động tuyên truyền trên các trang mạng |
Thay lời sông núi và để trấn an cô giáo cũng như đem lại lòng tin cho người dân Việt, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang đã đích thân đọc bài thơ mang tựa đề: "Em hãy tin một ngày mai xán lạn". Tôi xin trích nguyên văn bài thơ :
“Nếu đất nước bốn ngàn năm không lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền
Em đã quên những bài ca bất tử
Cha ông ta đã bao lần chiến quân Nguyên
Em đã quên máu trào ĐIỆN BIÊN PHỦ
Để VIỆT NAM trên thế giới gọi tên
Em đã quên triệu người trong lòng đất
Để hôm nay tổ quốc ngẩng cao đầu
Em đã quên bao linh hồn bất tử
Đang vật vờ đâu đó giữa biển sâu
Sao không hỏi mình làm gì đi nhỉ ?
Mà lại trao câu hỏi ấy cho người
Dân tộc này không bao giờ chết được
(Nếu diệt vong chỉ có lũ sâu thôi)
Những đứa con dù sống hay đã chết
Vẫn ngàn năm quấn quýt trái tim này
Đất nước mình có gì lạ đâu em
Mỗi đứa trẻ sinh ra vẫn ấm vành môi, ngọt sữa
Di sản cho mai sau vẫn được bảo tồn, gìn giữ
Đứng trước năm châu không hổ thẹn cúi đầu
Đất nước mình rồi sẽ về đâu ư ?
Sẽ đứng vững dù can qua, bão tố
Yêu đất nước em chuyên cần dạy dỗ
Góp sức mình xây đất nước phồn vinh
Đất nước mình không ngộ lắm đâu em
Ai đi xa luôn dạt dào nỗi nhớ..
Là dân Việt lòng ai không trăn trở
Ai là người không nặng nợ với non sông
Em có biết đất nước về đâu không ?
Khi lòng người vẫn nhỏ nhen ganh tị
Đem hận thù đớn hèn và ích kỉ
Gieo vào lòng thế hệ trẻ hôm nay
Đất nước mình không ngộ lắm đâu em
Anh vẫn nhớ những ngày đói nghèo, khốn khổ
Chuyện áo cơm nên học hành dang dở
Của ngày đầu đất nước thoát điêu linh
Đất nước mình không buồn thế đâu em
Đói khổ đắng cay qua rồi từng năm tháng
Em hãy tin một ngày mai xán lạn
Sánh vai cùng bốn bể năm châu !”
Bài thơ chính là câu trả lời thuyết phục nhất cho những câu hỏi của cô giáo Trần Thị Lam. Tác giả đã nhắc chúng ta nhớ những trang sử vẻ vang của dân tộc đã góp phần tạo dựng nên một đất nước 4000 năm lịch sử. Bài thơ cũng ca ngợi tinh thần bất khuất của những con người Việt Nam trong qua khứ để đất nước lớn mạnh như hôm nay, chứ không phải mà "mãi không chịu lớn". Chủ tịch nước nhấn mạnh rằng dân tộc ta là một dân tộc bất khuất, người dân Việt Nam sẽ không phải hổ thẹn cuối đầu trước những nước khác. Và những di sản của đất nước mình vẫn còn đó, vẫn tồn tại với thời gian là niềm tự hào của cả dân tộc. Chủ tịch cũng rất băn khoăn nếu dân ta cứ mãi nhỏ nhen ích kỉ, không bao dung vị tha thì thật sự không biết đất nước sẽ đi về đâu. Bài thơ là một niềm tin và sự lạc quan vào tương lai của đất nước, là những lời ca tụng lịch sử và những điều mong mỏi mà con dân Việt Nam nên hướng đến để có một tương lai sáng lạng.
Đất nước mình không buồn, không lạ mà vẫn đang từng ngày phát triển, dẫu có bao phong ba bão táp, thì con thuyền Việt Nam cũng sẽ đứng vững trên ngọn sóng gian nan. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, có một trái tim nóng nhưng cũng cần phải có một cái đầu lạnh, phải đấu tranh chống lại những thế lực thù địch luôn nhăm nhe chống phá Tổ quốc thân yêu của ta. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, đứng trông chờ, ỉ nại thì chi bằng ta hãy nghĩ xem cần và nên làm gì để đất nước này giàu mạnh và tốt đẹp hơn lên, để ta không còn phải đặt ra những câu hỏi để rồi chờ lời giải đáp. Hãy tự mình đứng lên và góp sức xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời của Bác Hồ đã nhắn nhủ và tình yêu quê hương, đất nước phải bắt nguồn từ sâu thẳm trái tim chứ không thể bồng bột, nông cạn khi nhả từng lời văn câu chữ, để từ chỗ đau đớn cho quê hương, cho đất nước vô hình chung tại quay lưng lại với chính dân tộc mình.
Không có nhận xét nào