Recent comments

ads header

Chủ đề "hot"

CNTB là đỉnh cao của xã hội loài người?

FB Doan Quang Minh
Kinh tế phát triển mạnh, phúc lợi xã hội được cải thiện và xu thế hoà bình trong quan hệ quốc tế làm nhiều người cho rằng CNTB đã hoàn thiện và không cần thay thế nó bằng một xã hội tốt đẹp hơn. Không, càng ngày mâu thuẫn giàu - nghèo sẽ càng gay gắt và đến một trình độ phát triển nào đó, loài người sẽ phải thay CNTB bằng CNXH theo một cách nào đó nhằm xoá nhoà phân hoá giai tầng trong xã hội, trước tiên và chủ yếu là phân hoá giầu - nghèo.
Tất nhiên, ngày đó còn quá xa vời đối với chúng ta nhưng đây là tất yếu của lịch sử. Chỉ bằng cách đó, loài người mới giải quyết được mâu thuẫn ngày càng trầm trọng dưới đây:
Một báo cáo mới của Oxfam chỉ ra tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, khi hầu hết tài sản mới được tạo ra trong năm 2017 đều tập trung vào "túi tiền" của nhóm những người giàu nhất (chiếm 1% dân số thế giới), trong khi tài sản của những người thuộc nhóm nghèo nhất (50% dân số thế giới) hầu như không được cải thiện.
Theo báo cáo được thực hiện dựa trên các số liệu từ Tập đoàn tư vấn tài chính hàng đầu thế giới Credit Suisse, có tới 82% số tài sản mới được tạo ra trong năm 2017 đã về tay nhóm giàu nhất. Từ năm 2010, tài sản của các tỷ phú liên tục "sinh sôi" với tốc độ nhanh gấp 6 lần so với tài sản của các công nhân bình thường. Qua đây, Oxfam đã phác họa một bức tranh kinh tế toàn cầu phân hóa sâu sắc khi giới "nhà giàu" thì ngày càng "nứt đố đổ vách", trong khi hàng trăm triệu người nghèo vẫn mải miết "lần từng bữa ăn". Theo Oxfam, việc gia tăng tỷ lệ các tỷ phú không có nghĩa rằng nền kinh tế đang khấm khá lên, ngược lại đây là dấu hiệu của một hệ thống kinh tế yếu kém, tài sản tập trung vào tay người giàu chứ không phải người trực tiếp lao động sản xuất, từ đó làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Cụ thể, báo cáo của tổ chức này đã so sánh mức thu nhập của những lãnh đạo hàng đầu và các cổ đông với mức thu nhập của các công nhân thông thường. Kết quả đáng suy nghĩ là số tiền mà những lãnh đạo cấp cao của 5 hãng thời trang hàng đầu thế giới kiếm được chỉ trong 4 ngày bằng tổng thu nhập của các công nhân dệt may tại Bangladesh trong cả đời lao động cần mẫn. Điều này cũng có thể hiểu rằng những người lao động trực tiếp đang vắt sức lao động để bảo đảm nguồn cung hàng hóa giá cả hợp lý cho thị trường và làm giàu cho giới chủ. Báo cáo cũng chỉ ra tình trạng bất bình đẳng thu nhập giới khi phụ nữ luôn là đối tượng nhận mức lương thấp nhất và có những công việc ít được bảo đảm nhất. Cứ 10 tỷ phú trên thế giới thì có tới 9 người là nam giới.
Oxfam lấy ví dụ cho thấy tình trạng phân hóa tại Australia đã đến độ tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Cụ thể, trong khoảng thời gian kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tới nay, tài sản của các tỷ phú Australia tăng gần 140%, trong khi lương trung bình của một người dân bình thường tại xứ sở Chuột túi chỉ tăng có 36%. Số tỷ phú tại quốc gia này cũng tăng gấp đôi trong thập kỷ qua trong khi khủng hoảng bất bình đẳng thu nhập ngày càng tồi tệ.
Để ngăn chặn tình trạng phân hóa ngày càng sâu sắc, Oxfam đã kêu gọi các chính phủ hạn chế khoản lợi tức cho các cổ đông và thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, thu hẹp bất bình đẳng thu nhập giới, ngăn chặn gian lận thuế và tăng chi tiêu cho lĩnh vực y tế và giáo dục.
P/S xin phải nhắc lại rằng: Marx là người đưa ra tiên đoán và gợi ý dựa trên những nghiên cứu của mình. Ông ta không phải là đấng tạo hoá để vạch ra con đường cho người đời sau dẫn dắt lịch sử. Tuy nhiên, tiên đoán của Marx là dựa trên những luận cứ khoa học đáng tin cậy và thuyết phục.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, râu và cận cảnh
Karl Marx-
một trong những nhà tư tưởng vĩ đại trên thế giới.              

Không có nhận xét nào