Giới thiệu về Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với việc 10 nữ thanh niên xung phong trong chiến tranh Việt Nam bị bom của Không lực Hoa Kỳ giết chết
Ngã ba Đồng Lộc thuộc thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc.
Đây là một trong những điểm giao thông quan trọng trong chiến tranh, cho nên quân đội Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy baythả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4, Đại đội 552 (được chốt chặn đoạn từ Cầu Tối trở vào Truông Kén khoảng 2 km, đặc biệt là 300 mét từ Cầu Tối đến Trường Thành) gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24.
Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lấy chồng.
Mười cô gái Đồng Lộc
10 cô gái tại đây bao gồm:
Họ tên | Năm sinh | Tuổi lúc hy sinh | Chức vụ | Nguyên quán |
---|---|---|---|---|
24 | ||||
24 | ||||
20 | ||||
20 | ||||
21 | ||||
18 | ||||
19 | ||||
24 | Đức Lạng, Đức Thọ, Hà Tĩnh | |||
17 | ||||
19 |
Ngày 23/7/2009, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khởi công phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc", ngày 19/8/2010 đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành cụm tượng đài. Công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước.
Phim ảnh
Năm 1997, hãng phim truyện Việt Nam đã phát hành phim Ngã ba Đồng Lộc của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, với diễn xuất của Thúy Hường, Hương Dung, Ngọc Dung, Yến Vy, Xuân Bắc, kịch bản của Nguyễn Quang Vinh.
Thơ ca, âm nhạc
Trong thơ ca cũng có nhắc đến sự kiện Ngã ba Đồng Lộc:
Sau khi bom Mỹ nổ, đồng đội đào bới tìm được thi thể 9 người nhưng vẫn chưa tìm được chiến sĩ Hồ Thị Cúc. Yến Thanh (tên thật là Nguyễn Thanh Bính, hội viên Hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh), kỹ sư kinh tế từng làm trưởng nhiều phòng ở Công ty đường 4. Tác giả là người thân quen của Hồ Thị Cúc, đau đớn và xúc động trước sự mất mát này, trong 3 ngày trời mà chưa tìm thấy xác người em, người đồng đội. Tại ban chỉ huy đại đội 552, mười các hòm đã khiêng đi chín cái, còn cái hòm của Cúc lúc này dân mê tín, dù thương nhưng họ vẫn bắt khiêng ra ngoài vườn. Nỗi xúc động thương xót dâng trào trong lòng, Nguyễn Thanh Bính chạy ra vườn nhà ban chỉ huy C55, ngồi cạnh hòm của Cúc vừa khóc vừa viết. Viết nhưng chưa đặt được tên bài, sau tác giả tính đặt là ""Hồn Trinh nữ ở đâu" và sau này được nhà thơ Bùi Quang Thanh góp ý với nên sửa lại tên bài thơ là “Cúc ơi!”. Sau này, bài thơ trên cũng có xuất hiện trong bộ phim Ngã ba Đồng Lộc của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và đã được phổ nhạc.
Tháng 08 năm 1996, nhân dịp tiếp Nguyễn Quang Vinh (nay là Nhà văn, nhà báo, đại diện báo Lao động tại Quảng Bình) đi thực tế để viết kịch bản phim “Vầng trăng trinh nữ” nội dung về sự hy sinh của mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Nhà thơ Bùi Quang Thanh (Chánh văn phòng Hội Văn nghệ Hà Tĩnh) cùng với nhà văn Đức Ban cùng Nguyễn Quang Vinh lên Đồng Lộc rồi vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Bùi Quang Thanh đã viết bài thơ “Hà ơi!”
Năm 2015, nhà soạn nhạc Oki Masao sáng tác Symphony No.6 “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”. Oki Masao chia sẻ, lòng quả cảm và đức hi sinh của những nữ anh hùng trong thời chiến đã làm lay động tới trái tim ông. Symphony No.6 là một sự tri ân và đồng cảm với những người nữ anh hùng. Sáng tác trên đã được trình diễn trong chương trình Hòa nhạc hữu nghị Việt – Nhật (JVCA Japan – Vietnam Friendship Concert) vào ngày 14 tháng 11 năm 2015 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Theo Wikipedia tổng hợp
Không có nhận xét nào