Recent comments

ads header

Chủ đề "hot"

Trống đồng Bắc Lý – Hiện vật độc đáo của văn hóa Đông Sơn trên đất Bắc Giang



Di chỉ khảo cổ học được phát hiện vào tháng 12/1975, tại tại Gò Mụ, ấp Thi Đua, xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Hiện vật thu được là một chiếc trống đồng. Trống cao 45cm, đường kính mặt 55cm, chỉ còn phần mặt là tương đối nguyên vẹn. Chính giữa mặt là ngôi sao nổi 12 cánh. Xen các cánh là những vạch chéo song song. Từ trong ra ngoài có 9 vành hoa văn: 1 là những hình N. 2 là những vạch nghiêng song song hình bông lúa, 3, 7, 9 là văn răng lược. 4, 8 là các vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. 5 là những đoạn thẳng gãy khúc tạo hình những quả trám. 6 có năm chim nhỏ, đuôi dài bay ngược chiều kim đồng hồ. Gần rìa mặt có 4 khối tượng cóc nhưng đã bị gãy. 

Kết quả hình ảnh cho trống đồng đông sơn
Ảnh minh họa

Tang trống có 4 hoa văn: 1, 4 là văn răng lược, 2, 3 là văn vòng tròn đồng tâm có chấm giữa và có tiếp tuyến. Lưng có các cột hoa văn bố trí thẳng đứng: 2 dải vòng tròn đồng tâm nằm giữa 2 dải văn răng lược chia thành những ô hình chữ nhật trong không trang trí. Chân: phía trên là văn vòng tròn đồng tâm, dưới là hình bông hoa 5 cánh, mỗi cánh là một hình ô trám. Trống Bắc Lý thuộc nhóm C, kiểu C2.

Trống đồng Đông Sơn là một trong loại hình cổ vật quý hiếm của quốc gia, nó là một biểu trưng rõ nét của nền Văn hóa Đông Sơn, một nền văn hoá rực rỡ, chứa đựng nhưng tinh hoa và trí tuệ của người Việt cổ. Theo thống kê sơ bộ của Cục Di sản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến năm 1990 đã có 23 tỉnh thành trong cả nước phát hiện được trống đồng với nhiều kích cỡ khác nhau. Bắc Giang là một trong 23 tỉnh thành trong cả nước phát hiện loại hình cổ vật này. Hiện nay, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đang quản lý và trưng bày 02 chiếc trống đồng đều được phát hiện tại huyện Hiệp Hoà.

Không có nhận xét nào