Về nền dân chủ của Hoa Kì
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chúng tôi xin phép được đăng tải hết nội dung, không chỉnh sửa)
Trên mạng xã hội hay ngoài đời thực, những chủ đề chính trị dường như luôn rất nhạy cảm, nhiều tranh luận và dễ gây chia rẽ. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại, con người quá dễ dàng tiếp cận thông tin từ rất nhiều nguồn. Facebook và Google được tạo ra đã xóa đi thế độc quyền của báo chí, truyền thông chính thống. Bên cạnh việc tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn truyền thông chính thống rất nhiều lần thì sự đa dạng về thông tin, sự tự do bàn bạc, trao đổi, “tổng sỉ vả tập thể” cũng lên một tầm cao mới.
Các bạn biết đấy, truyền thông nói chung, dù ở trong xã hội nào, chế độ nào cũng là công cụ tuyên truyền, chứ chưa bao giờ nó là kênh chỉ phản ánh sự thật. Nếu những sự thật được được phản ánh thì có lẽ là những sự thật đã được lựa chọn. Bởi, nếu như truyền thông đưa những thông tin gây bất lợi cho những người đang nuôi nó thì có khác nào hành vi “phản chủ”.
Trên các mạng xã hội, rộng hơn là internet, một chủ đề chính trị mà người ta tranh cãi đó là:
Đa nguyên, đa đảng có làm đất nước giàu mạnh hơn đơn đảng, “độc tài”? Việt Nam có nên đa nguyên, đa đảng hay không?
Nhắc đến Tự do và Dân chủ, hình mẫu cho đất nước của đa nguyên, đa đảng mà những người trên mạng xã hội nói về, người ta phải nghĩ ngay đến quốc gia này….
Đúng vậy, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đất nước tự nhận mình là số một về tự do và dân chủ. Họ cho phép mình là một cảnh sát quốc tế, đến những quốc gia khác mà họ cho là không dân chủ, độc tài và chứa chấp khủng bố để phổ cập những giá trị tự do, dân chủ ấy. Nước Mỹ giàu có cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên con người. Họ đang giữ vị trí số một về kinh tế, quân sự cũng như trên nhiều lĩnh vực khác.
Nước Mỹ cũng có 112 đảng phái chính trị. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có hai chính đảng thay phiên nhau điều hành đất nước là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Nhìn bề ngoài, chế độ đa đảng có vẻ đối lập nhau nhưng về bản chất, cả hai đảng này có lợi ích thống nhất, gắn chặt vào nhau. Các đảng phái, các chính trị gia được tài trợ bởi các tập đoàn kinh tế mà chủ sở hữu của chúng lại chiếm 2% dân số. Các quyết định chính trị được hướng đến để ưu tiên phục vụ lợi ích cho những nhóm 2% này. Như thế có được gọi là dân chủ? Nước Mỹ được xây dựng là một nền Cộng hòa, và sẽ luôn luôn là như vậy.
Nước Mỹ cũng có 112 đảng phái chính trị. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có hai chính đảng thay phiên nhau điều hành đất nước là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Nhìn bề ngoài, chế độ đa đảng có vẻ đối lập nhau nhưng về bản chất, cả hai đảng này có lợi ích thống nhất, gắn chặt vào nhau. Các đảng phái, các chính trị gia được tài trợ bởi các tập đoàn kinh tế mà chủ sở hữu của chúng lại chiếm 2% dân số. Các quyết định chính trị được hướng đến để ưu tiên phục vụ lợi ích cho những nhóm 2% này. Như thế có được gọi là dân chủ? Nước Mỹ được xây dựng là một nền Cộng hòa, và sẽ luôn luôn là như vậy.
Để nói rằng sự giàu có của nước Mỹ là do hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng thì có lẽ phải suy nghĩ lại. Lịch sử của nước Mỹ rất khác với lịch sử Việt Nam. Nước Mỹ có những lợi thế về thiên nhiên, con người cũng khác Việt Nam. Có lẽ những người nói câu trên đã không tìm hiểu đến mức mà tôi gọi là đủ.
Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt, đã có thời điểm đa nguyên, đa đảng xuất hiện tại Việt Nam. Năm 1946, trước yêu cầu cách mạng đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố tự giải tán và mở rộng Chính phủ dân tộc do Cụ Hồ đứng đầu với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập như Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng); Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội),…Theo thời gian, các tổ chức chính trị này đã bị loại bỏ. Khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, Việt Quốc và Việt Cách bị xóa tên ở Việt Nam do hai đảng này được sự hậu thuẫn của quân đội Tưởng Giới Thạch, đại diện cho lợi ích của chúng ở Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1944 đến 1988, ở Việt Nam còn tồn tại thêm hai đảng là đảng Xã hội Việt Nam và đảng Dân chủ Việt Nam mà thành viên của những đảng này đồng thời cũng là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1988, cả hai đảng này giải thể vì nhiều nguyên nhân, trong đó là để củng cố vị trí duy nhất của ĐCSVN trong tình hình mới.
Sau Hiệp định Geneva năm 1954, được sự tài trợ, tiếp sức của Mỹ, nhiều đảng phái đã được thành lập ở miền Nam Việt Nam để ngăn chặn tổng tuyển cử 1956, chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Việt Nam Cộng Hòa được tạo ra với tổng thống đầu tiên là Ngô Đình Diệm, người từng được truyền thông Mỹ và phương Tây hết lời ca tụng về tinh thần chống cộng của ông này. Về sau, khi Diệm không nghe lời Mỹ thì bị chụp mũ “độc tài” và bị ám sát. Việt Nam Cộng Hòa trong suốt thời kỳ tồn tại, nó có hệ thống chính trị sao chép từ Mỹ, nghĩa là đa nguyên, đa đảng. Họ được tổ chức như một phiên bản khác của nước Mỹ chỉ khác là tình hình kinh tế và xã hội của họ được đánh giá là tệ bởi nền kinh tế lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ, các quan chức chính phủ và quân đội tham nhũng, tệ nạn xã hội nhiều… Các cuộc tranh giành lợi ích giữa các phe phái thường xuyên không thể khiến họ có một đường lối xuyên suốt vì lợi ích của chung của dân tộc. Mà suy cho cùng, VNCH không hề độc lập về chính trị thì sao có thể thực hiện đường lối dân tộc được.
Bài đăng của tôi: Việt Nam Cộng Hòa - Chính danh và Chính nghĩa?
Sự bất công trong xã hội là lớn, khi sự hào nhoáng, sa hoa dường như chỉ xuất hiện ở các đô thị, còn phần lớn dân số, những người sống ở nông thôn lại sống trong đói nghèo và phải chịu các cuộc càn quét diệt cộng. Những lập luận hiện nay về một Việt Nam sẽ giàu có như Hàn Quốc nếu như không có ngày 30/4/1975 là một nhận định sai lầm, hoặc đầy mưu tính từ người tuyên truyền nó. Quân Mỹ, đồng minh và quân đội VNCH chính họ đã làm cho lực lượng người gia nhập lực lượng Việt Cộng thêm đông. Vào giai đoạn cuối, khi bị cắt giảm viện trợ thì nền kinh tế lao dốc, các quan chức chính phủ, tướng tá bỏ miền Nam để tìm nơi trú thân vì lo sợ những đợt tiến công của quân Giải Phóng. 30/4/1975, VNCH sụp đổ, Việt Nam được thống nhất.
Sự bất công trong xã hội là lớn, khi sự hào nhoáng, sa hoa dường như chỉ xuất hiện ở các đô thị, còn phần lớn dân số, những người sống ở nông thôn lại sống trong đói nghèo và phải chịu các cuộc càn quét diệt cộng. Những lập luận hiện nay về một Việt Nam sẽ giàu có như Hàn Quốc nếu như không có ngày 30/4/1975 là một nhận định sai lầm, hoặc đầy mưu tính từ người tuyên truyền nó. Quân Mỹ, đồng minh và quân đội VNCH chính họ đã làm cho lực lượng người gia nhập lực lượng Việt Cộng thêm đông. Vào giai đoạn cuối, khi bị cắt giảm viện trợ thì nền kinh tế lao dốc, các quan chức chính phủ, tướng tá bỏ miền Nam để tìm nơi trú thân vì lo sợ những đợt tiến công của quân Giải Phóng. 30/4/1975, VNCH sụp đổ, Việt Nam được thống nhất.
Trở về thời kỳ ban đầu của nước Mỹ vĩ đại
George Washington và lời nhắn nhủ nhân dân Mỹ về tác hại của hệ thống đa đảng vào những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống lần 2 - Trích "The Address of General Washington To The People of America on his declining the Presidency of the United States" - Lược dịch một đoạn nằm ở cuối trang 1 và đầu trang 2 trong bức ảnh:
Sự thống trị luân phiên của một bè phái lên một bè phái khác, được mài giũa bởi lòng hận thù và là điều tự nhiên của bất đồng đảng phái. Đây chính là sai lầm mà ở những thời kì khác nhau, các quốc gia khác nhau đã phạm phải và nó tạo ra những điều tàn ác kinh khủng nhất. Bản thân nó là chủ nghĩa độc tài ghê rơn. Nhưng nó còn dẫn tới một hình thức chính trị độc tài vĩnh viễn. Sự hỗn loạn và đau khổ mà nó gây ra dẫn tới kết quả tất yếu là tâm trí con người sẽ bị định hướng để tìm kiếm an toàn và quyền lực mang tính chất cá nhân. Sớm hay muộn thì các thủ lĩnh đảng phái thắng thế - những kẻ may mắn hơn các đối thủ khác - sẽ lợi dụng điều đó làm công cụ phục vụ mục đích và quyền lợi bản thân, đặt lên trên quyền lợi chung của xã hội.....Nó (hệ thống đa đảng) cũng được dùng để đánh lạc hướng Hội đồng Công cộng, làm suy yếu cơ quan chính phủ. Nó kích động người dân bằng lòng ghen ghét đố kị, khơi gợi thù hằn giữa một số người dân với một số khác. Nó tạo điều kiện cho ảnh hưởng ngoại quốc và tham nhũng phát triển, giúp ngoại quốc can thiệp vào việc nội bộ của chính phủ (Mỹ) một cách dễ dàng thông qua những "kênh" đảng phái chính trị. Và theo cách đó, chính sách cũng như ý chí của một quốc gia sẽ phải tuân theo chính sách và ý chí của một quốc gia khác.Có ý kiến cho rằng nó (hệ thống đa đảng) là hữu ích cho việc giám sát sự minh bạch của chính phủ ở một quốc gia tự do, đồng thời cũng duy trì tinh thần tự do. Nhưng điều này chỉ đúng ở một giới hạn nào đó, chẳng hạn như ở các chính phủ của quốc gia quân chủ, nếu chính phủ đó gây hại cho đất nước thì chủ nghĩa yêu nước có thể trỗi dậy với nền tảng tư tưởng đảng phái chính trị. Nhưng ở những quốc gia với hệ thống bầu cử thì điều này không nên được khuyến khích. Vì theo bản năng con người ta sẽ đề cao mục đích cá nhân (hoặc lợi ích nhóm). Và ở một nguy cơ tiềm ẩn nào đó, với nỗ lực để đạt được nó (mục tiêu cá nhân đó), người ta sẽ chén ép dư luận phải làm dịu và thỏa mãn nó (cam chịu nó). Nó (hệ thống đa đảng) là một ngọn lửa không bị dập tắt, cần cảnh giác cao và đồng đều để ngăn chặn nó bùng cháy. Thay vì được đốt nóng, nó nên bị lụi tàn...
George Washington là lãnh tụ chính trị - quân sự của nhân dân Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập, "cha già" của Hợp Chủng Quốc Mỹ, là tổng thống Mỹ đầu tiên và cũng là tổng thống duy nhất của Mỹ KHÔNG theo bất cứ đảng chính trị nào, mặc dù lúc đương nhiệm ông có ủng hộ chính sách của Đảng Liên Bang.
Đảng Liên Bang là chính đảng đầu tiên của Mỹ do Johns Adam thành lập, và Washington đã nỗ lực ngăn chặn sự hình thành của bất cứ đảng nào khác để giữ vững sức mạnh đoàn kết và bảo vệ nước Mỹ non trẻ, nhưng những xung đột lợi ích đã khiến James Madison và Thomas Jefferson thành lập đảng Dân Chủ Cộng Hòa vào năm 1791 và sau nhiều biến cố từ 1812, đảng Liên Bang sụp đổ, mở đầu cho sự thống trị độc đảng của Dân Chủ Cộng Hòa cho tới năm 1854 thì tách ra thành 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa như ngày này.
Đúng như những gì Washington dự tính, mặc dù cơ bản hòa đồng với nhau nhưng các tranh chấp đảng phái dã suýt đẩy nước Mỹ trở lại làm thuộc đia cho Đế Quốc Anh và tạo nên một thời kì khủng hoảng chính trị trầm trọng. Có thể nói nước Mỹ trụ vững đến bây giờ có phần nhiều do may mắn...
Như vậy, nếu như nói rằng: "Đa nguyên đa đảng sẽ giúp quốc gia trở nên giàu mạnh" Điều đó với tôi là một nhận định hời hợt.
Bạn có thể thấy các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ với hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng nhưng vẫn chưa thoát nghèo, hay Trung Quốc một quốc gia được truyền thông phương Tây dán mác độc tài, không dân chủ lại giàu có, các đô thị với quy mô lớn, hiện đại và các công trình kỷ lục.
Bạn có thể thấy các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ với hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng nhưng vẫn chưa thoát nghèo, hay Trung Quốc một quốc gia được truyền thông phương Tây dán mác độc tài, không dân chủ lại giàu có, các đô thị với quy mô lớn, hiện đại và các công trình kỷ lục.
Đạo đức ư?
Tại sao tôi đang bàn về nó? Vì khi nói chuyện về chính trị, nhiều người khi thường lấy đạo đức ra khi nói về hành vi của cảnh sát, quân đội hay đối ngoại của chính phủ trong bàn luận. Chính trị như một bức tranh có nhiều màu. Con cún của chúng ta sẽ không thể phân biệt được những màu sắc và hiểu được bức tranh nhiều màu ấy, trong khi bạn, với con mắt của loài Homo Sapiens lại có thể, hãy quan sát các màu sắc.
Trong chính trị, “Đạo đức”, với tôi, dường như là một từ ngữ khá sao rỗng. Nếu Đức Phật, một người luôn được ca tụng về đạo đức, Ngài lên một chiếc thuyền. Trên thuyền có nhiều người và người lái thuyền là một tên sát nhân. Hắn có ý giết tất cả những người trên chiếc thuyền của hắn ngày hôm đó. Đức Phật giết kẻ lái thuyền này vì tính mạng của những người khác. Đức Phật có đạo đức không? Ngày xưa, Tào Tháo là kẻ gian hùng. Tào Tháo sẵn sàng hy sinh những chiến tướng của mình, ép chết quân sư vì mưu đồ đại nghiệp thống nhất Trung Hoa. Tào Tháo có đạo đức? Các vương triều phong kiến xưa sụp đổ, vương triều khác dựng lên là những cuộc tái thiết đẫm máu. Để đặt được nền móng vững cho một triều đại mới thì những tàn dư, những định kiến của xã hội cũ phải được loại bỏ. Nếu có đạo đức, có lẽ lãnh thổ Việt Nam hiện đại đã dừng lại ở Nghệ An, người Trung Quốc phải trả lại cho người Việt Lưỡng Quảng chứ. Nếu người Mỹ có đạo đức, thì đã chẳng có hàng triệu người phải bỏ đất nước, chịu vùi xác dưới những con sóng của Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Với người Việt Nam, Đặng Tiểu Bình là kẻ thù, nhưng với người Trung Quốc, đó là anh hùng đã có công đưa Trung Quốc lên tầm cường quốc hàng đầu.
Trong chính trị, “Đạo đức”, với tôi, dường như là một từ ngữ khá sao rỗng. Nếu Đức Phật, một người luôn được ca tụng về đạo đức, Ngài lên một chiếc thuyền. Trên thuyền có nhiều người và người lái thuyền là một tên sát nhân. Hắn có ý giết tất cả những người trên chiếc thuyền của hắn ngày hôm đó. Đức Phật giết kẻ lái thuyền này vì tính mạng của những người khác. Đức Phật có đạo đức không? Ngày xưa, Tào Tháo là kẻ gian hùng. Tào Tháo sẵn sàng hy sinh những chiến tướng của mình, ép chết quân sư vì mưu đồ đại nghiệp thống nhất Trung Hoa. Tào Tháo có đạo đức? Các vương triều phong kiến xưa sụp đổ, vương triều khác dựng lên là những cuộc tái thiết đẫm máu. Để đặt được nền móng vững cho một triều đại mới thì những tàn dư, những định kiến của xã hội cũ phải được loại bỏ. Nếu có đạo đức, có lẽ lãnh thổ Việt Nam hiện đại đã dừng lại ở Nghệ An, người Trung Quốc phải trả lại cho người Việt Lưỡng Quảng chứ. Nếu người Mỹ có đạo đức, thì đã chẳng có hàng triệu người phải bỏ đất nước, chịu vùi xác dưới những con sóng của Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Với người Việt Nam, Đặng Tiểu Bình là kẻ thù, nhưng với người Trung Quốc, đó là anh hùng đã có công đưa Trung Quốc lên tầm cường quốc hàng đầu.
Con người chúng ta rất thích đóng vai nạn nhân. Ngay cả những tuyên truyền của phát xít hay IS thì chúng cũng là những nạn nhân, đang đứng lên đấu tranh cho những điều cao cả như Tự do, Dân chủ, Bình đẳng,... Các kênh truyền thông trở thành những công cụ đắc lực phục vụ cho mưu đồ chính trị của những kẻ đứng sau chúng. Những tổ chức về Chiến tranh tâm lý hiểu rõ rằng: Nếu như nói một điều sai trái được tuyên truyền một lần không được tin thì hãy nói hàng ngàn lần, chắc chắn sẽ có thay đổi. Họ (những quốc gia lớn) mong muốn thay đổi các giá trị nhân bản, văn hóa của các dân tộc khác bằng mọi cách để khiến các quốc gia đó đi vào quỹ đạo mà họ đã vạch ra. Các quốc gia bị chia rẽ từ bên trong thì không thể nào còn sức lực phản kháng, thậm chí mở cửa đón chào các lực lượng ngoại bang vào "làm thịt" đất nước ấy. Người ta gọi đấy là Chiến tranh thế hệ thứ 6 mà điển hình là các quốc gia Bắc Phi, Ucraina....
Việt Nam của chúng ta?
Tình hình thế giới bây giờ khác nhiều so với thế kỉ 18-19. Trò chơi chính trị đã phức tạp hơn nhiều, các đảng phái cũng không ôn hòa như xưa mà trực tiếp gây chiến với nhau, vị thế của Việt Nam vẫn chưa cao, sức mạnh còn hạn chế và kẻ địch tiềm ẩn đang bao vây chúng ta từ mọi hướng, chưa kể tới "anh bạn lớn" Trung Quốc ngay sát, đó là những khó khăn mà nước Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt. Bởi thế, kể cả có may mắn được như Mỹ, chưa chắc Việt Nam đã sống sót với điều kiện hiện tại. Mọi tư tưởng, cảm tình cá nhân không bao giờ được đặt lên trên vận mệnh Tổ Quốc cả. Và hệ thống đa đảng trong điều kiện hiện tại là một liều thuốc độc cực mạnh với những lợi ích ngắn hạn đầy ảo vọng nhưng tác hại dài hạn thì khó đo đếm hết được. Những kẻ nào cả gan dám đưa vận mệnh Tổ Quốc lên bàn cân, dù vô tình hay cố ý, cũng phải bị trừng phạt nặng nề. Những anh chị em, những đồng bào thuộc chủ nghĩa dân tộc - quốc gia, bất kể là cộng sản hay tư sản dân tộc, hãy nhớ: "Chúng ta có thể mất, nhưng Tổ quốc phải còn".
Theo Hoanghale từ spiderum.com
Không có nhận xét nào